Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với biểu tượng hình giọt nước trên điều khiển máy lạnh. Đây là biểu tượng của chế độ Dry giúp khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ. Khi khởi động, chế độ Dry khiến không khí lạnh không tỏa ra dù quạt của máy lạnh vẫn chạy, thay vào đó độ ẩm trong phòng sẽ hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn, cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo tạo cảm giác mát mẻ.
Thật vậy, chế độ này sinh ra để dành cho những ngày mưa ẩm ương ngày dạo đây đấy. Khi độ ẩm cao khiến nhiệt độ phòng cao thì đó là lúc bạn nên dùng chế độ Dry này. Ví dụ bật chế độ Dry ở mức nhiệt 25 độ C và độ ẩm trong phòng cao khoảng 90%, máy lạnh sẽ thực hiện việc làm khô không khí đến khi nhiệt độ xuống khoảng 25 độ C và dừng lại.
Chế độ này nếu tận dụng tốt thì nó sẽ giúp tiết kiệm kha khá điện năng cũng như giữ căn phòng luôn mát mẻ, cơ thể bạn cũng theo đó mà thoải mái hơn mà không bị tình trạng quá lạnh.
Tuy nhiên, với những ngày trời quá nóng hoặc độ ẩm thấp, chế độ Dry không đem lại hiệu quả làm mát đáng kể. Việc lạm dụng chế độ này trong những ngày nắng nóng khô thậm chí còn gây hại sức khỏe con người như các bệnh về hô hấp, khô da, nứt nẻ chân tay... vì điều hoà hút hết độ ẩm ít ỏi trong môi trường lúc đó.
Theo các chuyên gia điện máy, trước khi sử dụng máy lạnh, bạn nên kiểm tra độ ẩm trong phòng trước để đạt được hiệu quả nhất. Nếu tiết trời khô nóng thì tốt nhất nên bật chế độ Cool trên máy lạnh. Còn những ngày thời tiết nóng ẩm, bạn có thể dùng chế độ Dry.
Một lời khuyên cho bạn là nên trang bị một thiết bị đo độ ẩm trong gia đình, hoặc một chiếc máy tạo độ ẩm để giúp sức khoẻ của cả gia đình tốt hơn.
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.
↑